Thứ Năm, Tháng Ba 30, 2023
spot_imgspot_img
HomeCryptoPhí giao dịch Blockchain là gì? Cách tính 3 loại phí Blockchain...

Phí giao dịch Blockchain là gì? Cách tính 3 loại phí Blockchain phổ biến

Khi thực hiện các giao dịch trên Blockchain, người dùng cần trả phí giao dịch liên quan. Các khoản phí giao dịch khác nhau tùy thuộc vào loại tiền mã hóa và mạng mà bạn sử dụng. Các yếu tố thị trường cũng có thể ảnh hưởng đến phí Blockchain mà bạn phải trả. Mặc dù mức phí cao có thể cản trở việc phổ biến rộng rãi của công nghệ Chuỗi khối, nhưng nếu quá thấp sẽ gây ra những lo ngại về an toàn và bảo mật trên mạng lưới. Vậy, phí giao dịch Blockchain là gì? Tại sao phải có phí Blockchain? Cách tính phí giao dịch trên Blockchain như thế nào? Hãy cùng hocdautu247 tìm hiểu qua bài viết sau!

Phí giao dịch Blockchain là gì?

Phí giao dịch Blockchain là khoản phí mà người dùng phải trả khi thực hiện giao dịch crypto trên Blockchain, phí được thu để xử lý giao dịch mạng. Những này chủ yếu được tính khi người dùng thực hiện giao dịch trên các sàn giao dịch tiền mã hóa. Người dùng cần trả phí Blockchain để tiền mã hóa của mình có thể đến kịp thời.

Phí giao dịch Blockchain cũng là một trong những phương tiện chính nhằm tăng tốc độ xử lý các giao dịch tiền điện tử. Vì vậy, nếu phí cao thì mức độ ưu tiên xử lý giao dịch cao hơn.

phi-giao-dich-blockchain

Phí giao dịch Blockchain

Tại sao tồn tại phí giao dịch Blockchain?

Kể từ khi hệ thống Blockchain ra đời, phí giao dịch luôn là một phần tất yếu và không thể thiếu trong mạng lưới chuỗi khối. Bạn sẽ thấy phí này khi nạp, gửi hoặc rút tiền điện tử.

Phí giao dịch tiền điện tử tồn tại với hai lý do quan trọng như sau:

  • Đầu tiên, phí sẽ làm giảm phần lớn lượng giao dịch spam trên hệ thống mạng lưới chuỗi khối, vì nó rất tốn kém để thực hiện cho các cuộc tấn spam quy mô lớn. 
  • Thứ hai, các khoản phí này có thể xem là động lực chính giúp người dùng xác thực giao dịch, vì đây sẽ là một phần của khoản thưởng trong việc hỗ trợ mạng lưới chuỗi khối hoạt động.

Đối với hầu hết các mạng lưới chuỗi khối thì phí giao dịch khá rẻ, nhưng cũng có thể khá đắt tùy vào lưu lượng của mạng.

tai-sao-ton-tai-phi-giao-dich-blockchain

Tại sao tồn tại phí giao dịch Blockchain?

>>> Xem thêm: LINA coin là gì? Những điều cần lưu khi đầu từ vào LINA

Cách tính phí giao dịch Blockchain phổ biến

Cách phí giao dịch Bitcoin hoạt động 

Với Bitcoin, các khoản phí giao dịch Blockchain được tính khi những người xác thực giao dịch hay các thợ đào chọn bất kỳ đơn đặt hàng và tiến hành xác thực giao dịch để tạo ra một khối mới. Đây chính là cơ chế đồng thuận Proof-of-Work (bằng chứng công việc).

Tập hợp các giao dịch chưa được xác nhận hoặc đang chờ để được xử lý được thêm vào một nhóm gọi là Mempool (Nhóm bộ nhớ – viết tắt của Memory Pool). Các thợ đào sẽ ưu tiên xác nhận các giao dịch Bitcoin nếu người dùng trả phí hợp lý. Các nhà khai thác tiến hành thực hiện quá trình này càng nhanh thì các giao dịch trên Bitcoin Blockchain được xác nhận càng nhanh.

Các thợ đào sẽ được nhận phần thưởng gọi là “phần thưởng khối”, được trả bằng Bitcoin. Các thợ đào nhận một khoản nhất định dựa vào tỷ lệ phần trăm các giao dịch trả làm phần thưởng để giúp họ xác nhận những đơn đặt hàng.

Một số ví cho phép đặt phí giao theo cách thủ công. Tức là bạn có thể gửi BTC với phí giao dịch Blockchain bằng không.Nhưng rất có thể các thợ đào sẽ bỏ qua các giao dịch này và không được xác thực. 

Phí giao dịch Bitcoin không dựa vào số tiền được gửi mà dựa vào kích thước giao dịch (được tính bằng byte).

phi-giao-dich-bitcoin

Phí giao dịch Bitcoin

Cách phí giao dịch trên mạng lưới Ethereum

Phí giao dịch Blockchain của Ethereum được xác định bằng công suất điện toán cần thiết xác nhận và xử lý một giao dịch, được gọi là gas. Đây là cơ chế đồng thuận bằng chứng cổ phần hay Proof-of-Stake. Theo đó, giá phí gas biến động theo thị trường vì được tính bằng ETH, token gốc của mạng.

Trong khi một giao dịch với lượng gas cần thiết ít khi thay đổi, thì giá phí gas có thể tăng hoặc giảm. Giá gas này trực tiếp liên quan đến lưu lượng mạng. Nếu người dùng trả phí gas cao hơn, các thợ đào có thể sẽ ưu tiên cho những giao dịch này.

Tổng phí gas là các khoản cần thanh toán để đổi lấy năng lượng điện toán cần thiết cho giao dịch cộng với tiền phí để xác nhận và xử lý giao dịch nhanh hơn. Tuy nhiên, người dùng cũng nên cân nhắc gas limit để xác định mức giá gas tối đa cho một giao dịch hoặc thao tác nào đó trên mạng Ethereum.

Lưu ý, người dùng cần có ETH trong ví để trả phí cho các giao dịch, nếu gửi các token đi mà không có ETH trong ví, hệ thống mạng sẽ thông báo không đủ phí giao dịch cần thiết. 

Vì vậy, hãy đảm bảo giữ một số ETH trong tài khoản ví để trả phí giao dịch Ethereum

phi-giao-dich-ethereum

Phí giao dịch Ethereum

Cách tính phí giao dịch Binance Smart Chain

Binance Smart Chain (BSC) là hệ thống chuỗi khối (Blockchain) được xây dựng bởi Binance, chạy song song và riêng biệt với Binance Chain. Token trên 2 mạng lưới này cũng được thiết kế theo các tiêu chuẩn khác nhau. Nếu như BNB thuộc mạng BSC sử dụng bộ tiêu chuẩn BEP-20 thì BNB chạy trên Binance Chain lại dùng tiêu chuẩn token BEP-2.

Mạng BSC sử dụng thuật toán đồng thuận bằng chứng ủy quyền (Proof of Authority) nên phí giao dịch Binance cũng được xác định theo phương thức này. Cụ thể, các thợ đào trên BSC Blockchain cần staking BNB để trở thành người xác thực và sau khi một khối được xác thực thành công. Những người xác thực này sẽ nhận được một khoản phí giao dịch của những giao dịch trong mỗi khối đó.

Thực tế, hệ thống tính phí giao dịch Binance Smart Chain tương tự như với Ethereum. BSC cho phép tạo ra những hợp đồng thông minh (smart contract) với nhiều tùy chỉnh hơn. Yếu tố xác định là năng lượng điện toán cần thiết để các giao dịch hoặc các hợp đồng thông minh được thực hiện. Người dùng có thể tùy chỉnh đặt giá phí gas cao để được ưu tiên xác nhận giao dịch khi thêm vào khối.

phi-giao-dich-binance-smart-chain

Cách phí giao dịch Binance Smart Chain hoạt động

>>> Xem thêm: Sàn Binance là gì? Từ A-Z cách giao dịch trên sàn Binance

Tổng kết

Phí giao dịch Blockchain có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo mạng lưới Chuỗi khối được vận hành ổn định, trơn tru. Người dùng cần trả phí này thông qua các sàn giao dịch tiền điện tử, ví tiền mã hóa hay thực hiện trực tiếp trên nền tảng Blockchain tương ứng. Bài viết của hocdautu247 đã chia sẻ những thông tin về phí giao dịch trên Blockchain, tại sao tồn tại phí giao dịch này cũng như cách tính phí giao dịch phổ biến trên Blockchain. Hy vọng, những thông tin được đề cập sẽ thực sự hữu ích và cần thiết đối với bạn đọc. Chúc bạn thành công!

FAQ

Phí mạng Chuỗi khối hoạt động như thế nào?

Các mạng Blockchain sẽ có mô hình hoặc các quy trình dành riêng cho các khoản phí cần trả khi thực hiện giao dịch. Điển hình là Bitcoin và Ethereum – hai mạng lưới Chuỗi khối phổ biến nhất hiện nay. Trong khi phí giao dịch Bitcoin vận hành theo thuật toán đồng thuận Proof-of-Work thì Ethereum lại sử dụng thuật toán Proof-of-Stake và không ngừng cải tiến qua mỗi phiên bản. 

Có những loại phí mạng chuỗi khối nào?

Có thể chia phí mạng chuỗi khối thành 3 loại khác nhau, đó là:

  • Phí trao đổi tiền điện tử: những khoản phí này sẽ cần chi trả khi thực hiện giao dịch trên các sàn giao dịch tiền mã hóa.
  • Phí ví: khoản phí cần trả khi giao dịch thực hiện di chuyển tài sản mã hóa từ ví này sang ví khác.
  • Phí mạng: là khoản phí chính mà người dùng cần trả cho hệ thống mạng lưới chuỗi khối. Phí mạng được dùng để thưởng cho những người khai thác cho các dịch vụ mà họ cung cấp.
RELATED ARTICLES
- Advertisment -spot_img

Most Popular

Recent Comments