Chắc hẳn anh em mới tham gia thị trường Crypto hay Blockchain thì gặp nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu về các thuật ngữ Blockchain. Vì vậy, hôm nay, hocdautu247 sẽ giới thiệu đến anh em về một thuật toán đồng thuận được sử dụng khá phổ biến trên các Blockchain là Proof of Stake (PoS). Cùng tìm hiểu Proof of Stake là gì, cách hoạt động của Proof of stake cryptos cũng như so sánh ưu nhược điểm Proof of Stake vs Proof of Work!
Proof of Stake là gì?
Để trả lời câu hỏi Proof of Stake là gì? Có thể hiểu, Proof of Stake (PoS) hay bằng chứng cổ phần là một thuật toán đồng thuận trên mạng Blockchain. Proof of Stake cryptos, đôi khi gọi là Proof of Stake coin lần đầu được giới thiệu vào năm 2011 với mục tiêu thay thế và khắc phục những nhược điểm của Proof of Work. POS được sử dụng để xác nhận giao dịch và thêm các block mới vào chuỗi.
Proof of Stake được hiểu là các Node phải stake đồng coin để tham gia xác nhận các giao dịch trên khối nhằm xác minh danh tính và bảo đảm khối tiếp theo sẽ hợp lệ. Nếu đúng thì các node sẽ được nhận phần thưởng và tất nhiên nếu sai thì các node sẽ bị mất số tiền mình stake trước đó. Thay cho việc phải giải các bài toán mật mã bằng việc thực hiện các tính toán dựa trên sức mạnh máy tính để xác minh các giao dịch như trước.
Đáng chú ý là nhiều đồng coin ban đầu sử dụng cơ chế PoW, nhưng chuyển dần sang PoS vì những ưu điểm nổi bật của thuật toán mới. Nổi tiếng nhất trong số này chính là Proof of Stake Ethereum. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng xem cơ chế hoạt động của Proof of Stake là gì?
Proof of stake là gì?
Thuật toán Proof of Stake (PoS) hoạt động như thế nào?
Thuật toán đồng thuận Proof of Stake coin hoạt động như sau:
- Trong tất cả các node tham gia, blockchain sẽ ngẫu nhiên lựa chọn một node (hoặc masternode) để trở thành người xác thực (validator). Người xác thực này có vai trò kiểm định và đóng khối (block).
- Để trở thành người xác thực, người tham gia cần phải stake một khoản tiền vào mạng lưới blockchain.
- Mạng chuỗi khối sẽ khóa khoản stake này, và sẽ unlock sau khi node không tham gia là người xác thực một thời gian chứ không unlock ngay lập tức.
- Người xác thực được chọn sẽ đề xuất một khối cho các giao dịch.
- Những người xác thực khác sẽ xác nhận và duyệt giao dịch.
- Nếu khối hợp lệ và được ghi vào blockchain, thì người xác thực sẽ thu về một phần thưởng từ phí giao dịch.
Cách Proof of Stake coin hoạt động
>> Xem thêm: Đồng Dogecoin là gì? Tìm hiểu từ A-Z về đồng Dogecoin
Ưu và nhược điểm của thuật toán Proof of Stake
Proof of Stake cryptos là một trong những lựa chọn cho thuật toán đồng thuận tiền điện tử tốt nhất. Nhưng cụ thể thì ưu và nhược điểm của Proof of Stake là gì?
Ưu điểm
- Thuật toán Proof of Stake crypto tiết kiệm năng lượng, không đòi hỏi tiêu thụ quá nhiều điện để có thể hoạt động, vì thế chi phí đào coin rẻ hơn rất nhiều.
- Không đòi hỏi máy có cấu hình khủng, máy tính chỉ cần có internet và online 24/24 thì có thể đào POS coin.
- Đôi khi có thể ủy quyền cho validator, tức là người dùng gửi coin cho người xác thực để họ có thêm quyền vote, ngược lại người gửi cũng cũng được nhận một phần thưởng mà không cần làm gì.
Nhược điểm
- Khi ủy quyền hoặc làm người xác thực, sẽ được thêm số lượng coin nhưng sẽ bị giam vốn, hoặc có thể bị mất giá coin.
- Không phải lúc nào staking cũng lãi nếu lãi suất stake thấp hơn mức coin giảm giá thì người holder sẽ lỗ.
- Những người nắm giữ lượng lớn token đe dọa tính phi tập trung của mạng trong quá trình xác thực. Đặt quyền hạn quá lớn vào các trình xác nhận giàu có.
Ưu nhược điểm của thuật toán Proof of Stake
>> Xem thêm: Blockchain là gì? Công nghệ Blockchain hoạt động thế nào?
Sự khác biệt giữa Proof of Work vs Proof of Stake là gì?
Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết sự khác biệt giữa Proof of Work và Proof of Stake là gì?
Proof of Work (PoW) hay bằng chứng công việc là thuật toán đồng thuận đầu tiên được phát minh vào năm 1993 bởi Satoshi, và được ứng dụng vào Bitcoin từ năm 2008. Cơ chế của PoW là yêu cầu các thợ đào sở hữu các máy tính trong mạng lưới blockchain phải giải bài toán phức tạp và xác nhận tính chính xác trong công việc (giao dịch). Điều này cũng tiêu tốn tài nguyên trong thế giới thực (năng lượng điện, máy đào và thời gian).
PoS là sự cải tiến của PoW nên có nhiều ưu điểm như không cần giải các bài toán phức tạp, ít tốn thời gian và năng lượng hơn; mạng lưới sử dụng PoS phân quyền và an toàn hơn PoW.
Sự khác nhau giữa Proof of Stake vs Proof of Work sẽ được trình bày như sau:
Proof of Work | Proof of Stake |
|
|
Tuy Proof of Stake vs Proof of Work đã có những cải tiến nhưng PoW vẫn được duy trì trong quá trình vận hành một số Blockchain vì tính bảo mật cao. Việc tiêu tốn nhiều tiền để trở thành thợ đào (miner) giúp họ không muốn phá hoại mạng lưới.
Proof of stake với proof of work khác nhau thế nào?
Tổng kết
Như vậy, hocdautu247 đã giải đáp cho câu hỏi Proof of Stake là gì? Cách Proof of Stake crypto hoạt động như thế nào? Ưu nhược điểm cũng như so sánh Proof of Stake với Proof of Work. Với những ưu điểm của thuật toán đồng thuận POS, các Proof of Stake coin đang dần trở thành xu hướng phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực tiền mã hóa.
FAQ
Thuật toán đồng thuận Proof of Stake có an toàn không?
Proof of Stake dễ dùng, tối ưu và rủi ro ít hơn so với Proof of Work. PoS chỉ là công cụ nên không đáng ngại về độ an toàn, tuy nhiên cần phải xét về dự án. Nếu dự án tốt, thì stake loại token đó sẽ giúp người xác thực có thêm phần thưởng. Nhưng nếu dự án không tốt, thì số token bị khóa và giảm giá nặng nề.
Vì sao Ethereum muốn chuyển sang sử dụng Proof of Stake?
Proof of Stake Ethereum mang lại nhiều ưu điểm và có giải pháp cho những vấn đề mà mạng lưới Ethereum đang gặp phải.
- Chi phí: Proof of Stake (PoS) hứa hẹn sẽ giải quyết vấn đề này. Chi phí vận hành một validator thấp hơn so với các thợ đào (miner).
- Khả năng mở rộng: Một số vấn đề về khả năng mở rộng của mạng lưới Ethereum có thể được giải quyết dễ dàng hơn với Proof of Stake.
- An toàn: Thuật toán đồng thuận Proof of Stake an toàn và phi tập trung hơn Proof of Work. Vì khả năng tấn công từ 51% và tấn công độc hại lên mạng lưới Proof of Stake khó khăn hơn rất nhiều.