Proof of work được xem là cơ chế đồng thuận, được hiểu là các giao thức để đảm bảo tất cả các nút được đồng bộ hóa thích hợp, trong đó các nút này là thiết bị duy trì chuỗi khối và xử lý các giao dịch. Vậy Proof of Work là gì và tại sao nó quan trọng trong nền tảng Blockchain? Cùng hocdautu247 tìm hiểu thêm trong bài viết bên dưới!
Proof of Work là gì?
Dành cho những ai chưa rõ Proof of Work là gì, Proof of Work (PoW), dịch ra tiếng Việt có nghĩa “Bằng chứng công việc”, được hiểu là thuật toán theo cơ chế đồng thuận của nền tảng Blockchain. Cơ chế đồng thuận Proof of Work Blockchain đã có nhiều sức hút do tầm quan trọng của PoW trong việc vận hành Bitcoin và sau đó đã được sử dụng rộng rãi bởi nhiều đồng tiền điện tử khác trên thị trường.
Định nghĩa về Proof of Work Blockchain
Proof of Work là tập hợp các thợ đào (còn được gọi là node) tham gia vào việc cạnh tranh xác thực các giao dịch và đưa giao dịch vào các block trong blockchain để nhận thưởng.
>> Xem thêm: Node là gì?
Bản chất và cách hoạt động của Proof of Work là gì?
Bản chất của Proof of Work
Bản chất của Proof of Work chính là xác nhận bằng chứng làm việc của một ai đó xem nó có hợp lệ trong nền tảng blockchain, thông qua việc tiêu hao tài nguyên trong thế giới thực tiễn.
Đúng với tên gọi “bằng chứng công việc”, bạn sẽ cần phải làm việc thì mới được trả công. Và có thể thực hiện bằng cách sau đây.
- Cung cấp các máy móc và dựa vào sức mạnh tính toán của máy để vận hành theo Proof of Work Blockchain.
- Giải quyết các thuật toán khó và phức tạp. Người nào có càng nhiều máy hoặc máy càng mạnh sẽ giải các thuật toán một cách nhanh chóng và chính xác hơn.
- Tiếp theo, hệ thống sẽ chọn ra đáp án tốt nhất. Người nào đưa ra đáp án chính xác này sẽ trở thành Validator (người xác nhận) và sẽ có quyền khai thác block mới, xác nhận các giao dịch tiếp theo trong block đó.
- Cuối cùng sẽ được nhận phần thưởng là coin hoặc token.
Bản chất của Proof of Work là gì?
Cách thức hoạt động của Proof of Work
Vậy, cách thức hoạt động của Proof of Work là gì?
Khi bạn thực hiện giao dịch trên Blockchain, giao dịch đó sẽ được gom vào một Block cùng một số giao dịch khác. Các thợ đào sẽ sử dụng hệ thống máy đào bao gồm nhiều máy tính có cấu hình mạnh để xác minh giao dịch trên.
Một câu đố toán học phức tạp sẽ được hệ thống đưa ra và nhiệm vụ của thợ đào là sử dụng sức mạnh của hệ thống đào để tìm ra câu trả lời chính xác nhất. Sau khi đã tìm được, thợ đào sẽ thông báo cho các thợ đào còn lại. Khi phần lớn thành viên xác nhận rằng đó là câu trả lời đúng thì Block mới sẽ được tạo ra và giao dịch được xác nhận.
Cách hoạt động của Proof of Work Blockchain
Sau khi hoàn thành, thợ đào sẽ nhận được phần thưởng tương ứng với mạng lưới. Tuy nhiên, đây là quá trình tiêu hao rất nhiều tài nguyên, điện và thời gian. Trong trường hợp câu đố quá khó, các thợ đào sẽ phải mất rất nhiều thời gian để tìm ra câu trả lời. Điều này sẽ làm cho Block mới không được tạo ra và hệ thống sẽ bị tắc nghẽn, không thể thực hiện giao dịch. Còn nếu câu đố quá dễ, hệ thống sẽ dễ bị tấn công và các giao dịch có khả năng bị làm giả.
PoW giải quyết vấn đề trên bằng cách đưa ra một thuật toán được điều chỉnh độ khó phù hợp với tốc độ khai thác của các thợ đào, tạo điều kiện cho Block mới sinh ra trong một khoảng thời gian cố định.
Tầm quan trọng của Proof of Work trong BlockChain
Proof of Work mang tới sự tin tưởng trong môi trường phi tập trung vì khi các thợ đào đồng ý việc cạnh tranh để tạo Block mới và nhận thưởng, lúc này họ đã ngầm tuân theo quy tắc của hệ thống thay vì cố gắng thao túng chúng. Với việc thuật toán được điều chỉnh độ khó ở mỗi Block (khối), đảm bảo các Block mới được tạo ra với tốc độ ổn định sẽ giúp duy trì nguồn cung và khuyến khích các thợ đào hoạt động liên tục.
Tuy nhiên, dù vai trò của Proof of Work là gì đi nữa thì nó cũng đang đứng trước những hạn chế. Nhất là việc sử dụng các nguồn lực hữu hạn về thời gian, năng lượng và sức mạnh tính toán đã làm hạn chế khả năng mở rộng của PoW.
Điểm mạnh – hạn chế của Proof of Work
Điểm mạnh
- Đảm bảo được sự an toàn của toàn mạng lưới. Với khối lượng công việc phải giải quyết thì việc sử dụng hack để tham gia vào một blockchain theo cơ chế Proof of Work là điều không thể. Khi một hệ thống đang phát triển, số lượng giao dịch ngày càng tăng thì việc tấn công vào mạng lưới sẽ ngày càng khó hơn.
- Thúc đẩy tăng số lượng đội ngũ thợ đào. Với việc tặng thưởng cho các thợ đào giải quyết block đầu tiên, PoW sẽ khuyến khích họ làm việc nghiêm túc, hiệu quả và nhanh chóng.
- PoW giúp các thông tin trên Blockchain được cập nhật liên tục một cách chính xác, minh bạch và phi tập trung.
Hạn chế
- Chi phí: Proof of Work Blockchain sẽ làm tốn rất nhiều điện và các chi phí công nghệ khác được yêu cầu để thợ đào xác minh một giao dịch. Việc cần nhiều năng lượng để giải bài toán khó là một vấn đề nan giải khi năng lượng cung cấp cho máy đào Bitcoin có thể bằng nguồn năng lượng cho một quốc gia nhỏ.
- Có tính tập trung trong thực tế: Bởi vì phần thưởng chỉ dành cho các thợ đào có kết quả chính xác nhất, còn các thợ đào khác sẽ không có thu nhập. Đây là nguyên nhân để các thợ đào có xu hướng kết hợp lại với nhau, tạo thành các mining pool để có một sức mạnh đủ lớn. Việc này sẽ tạo ra một hệ quả là việc xác minh giao dịch sẽ không còn phi tập trung nữa và có thể bị thao túng bởi chính mining pool đó và gây ra tính không minh bạch trong mạng lưới.
Điểm mạnh và hạn chế của Proof of Work là gì?
Sự khác biệt của Proof of Work vs Proof of Stake
Sự khác biệt giữa Proof of Work vs Proof of Stake là gì?
Điều quan trọng của Proof of Stake (PoS) chính là sự “giàu có”. Những người tham gia sẽ xác thực ký quỹ tiền của họ trong Blockchain để xác nhận hoặc ký một khối mới.
Ví dụ: Người xác nhận đầu tiên chiếm 38% khối, người xác thực thứ hai chiếm 25%, người thứ ba chiếm 21% và người thứ tư chiếm 16%. Với PoS, bằng chứng về cổ phần càng lớn thì cổ phần càng nhiều và cơ hội càng cao để giải quyết khối. Vì vậy về cơ bản, người giàu là những người có nhiều cổ phần nhất và được khen thưởng mà không cần phải tiêu hao nhiều nguồn lực để có được.
Sự khác biệt giữa Proof of Stake vs Proof of Work là gì?
Như vậy, có thể tóm tắt sự khác biệt giữa Proof of Work vs Proof of Stake là:
- Proof of Work yêu cầu các thợ đào cố gắng giải một bài toán phức tạp và người chiến thắng được xác định bởi người có số lượng hoặc thiết bị phần cứng mạnh nhất.
- Proof of Stake sẽ chọn ngẫu nhiên người chiến thắng dựa trên số tiền mà họ đã đặt cược.
>> Xem thêm: Proof of Stake là gì?
Tổng kết
Như vậy, qua bài viết trên chắc bạn đã hiểu Proof of Work là gì cũng như công dụng của cơ chế đồng thuận này. PoW sẽ giúp xác minh các giao dịch và tạo thêm block mới, trong đó các thợ đào sẽ phải hoàn thành một số lượng công việc nhất định để đạt được phần thưởng mà họ mong muốn.
FAQ
Cần tốn bao nhiêu chi phí để có thể trở thành thợ đào trong PoW?
Chi phí sẽ tùy thuộc vào khối lượng và số lượng máy móc, dòng điện mà bạn sử dụng để thực hiện đào. Vì vậy, chi phí để đào là con số được thay đổi bởi nhiều yếu tố.
Điểm mạnh của Proof of Work là gì?
Như nội dung trong bài viết đã đề cập, điểm mạnh của POW là: Đảm bảo được sự an toàn của toàn mạng lưới, tăng số lượng đội ngũ thợ đào và giúp các thông tin trên Blockchain được cập nhật một cách nhanh nhất.