Theo số liệu thống kê hiện nay số lượng nhà đầu tư F0 ra nhập thị trường trong 6 tháng đầu năm 2021 lên đến hơn 600.000 nhà đầu tư. Chắc hẳn khi mới tham gia vào thị trường chúng ta đều thắc mắc chỉ số P/E là gì? Hay chỉ số P/E như thế nào là tốt. Hãy cùng hocdautu247 tìm hiểu hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Chỉ số P/E là gì?
Chỉ số P/E (viết tắt của từ Price to Earning Ratio) là chỉ số đánh giá giá trị thị trường của một cổ phiếu và giá trị lợi nhuận thu được từ cổ phiếu đó. Chỉ số này thể hiện mức giá bạn sẵn sàng trả cho một cổ phiếu của doanh nghiệp dựa trên lợi nhuận của cổ phiếu đó đem lại cho bạn.
Chỉ số P/E là gì? Đánh giá chỉ số P/E như thế nào là tốt?
Đây là chỉ số tài chính quan trọng, thường xuyên được sử dụng trong thị trường tài chính vì nó phản ánh sự kỳ vọng của nhà đầu tư vào cổ phiếu đó.
Cách tính chỉ số P/E
Dựa theo định nghĩa trên thì cách tính P/E được diễn giải như sau:
P/E = Giá trị thị trường của cổ phiếu tại thời điểm tính toán / Thu nhập dựa trên cổ phiếu đó đem lại
Trong đó: Thu nhập dựa trên cổ phiếu đó (EPS) là lợi nhuận sau thuế trên một cổ phiếu thường của cổ đông, không bao gồm cổ tức ưu đãi.
Ví dụ: Giả sử giá trị thị trường tại thời điểm 31/12/2021 của cổ phiếu X là 50.000 đồng, thu nhập trên mỗi cổ phiếu trong năm của công ty là 5.000 đồng. Như vậy, theo công thức trên P/E của cổ phiếu này là 10.
Cách tính P/E chính xác nhất
>> Xem thêm: ROI LÀ GÌ? CÁCH TÍNH ROI CỦA DỰ ÁN CHÍNH XÁC NHẤT
Ý nghĩa của chỉ số P/E
Trong trường hợp P/E thấp:
- Cổ phiếu đó đang được định giá với giá trị thấp
- Công ty có thể đang gặp vấn đề về tài chính hoặc trong kinh doanh
- Công ty có lợi nhuận đột biến hoặc đang nằm ở vùng đỉnh theo chu kỳ kinh doanh
Trong trường hợp P/E cao:
- Ngược lại với trường hợp trên, cổ phiếu đang được định giá ở mức cao
- Triển vọng trong tương lai của công ty tốt: về sản phẩm, công nghệ,…
- Lợi nhuận ít (tính thời điểm) hoặc công ty đang nằm ở vùng đáy chu kỳ kinh doanh
Ý nghĩa của chỉ số P/E
Vậy đánh giá chỉ số P/E như thế nào là tốt? Thông thường P/E từ 6-12 là bình thường. Và P/E cao thường mang tính rủi ro hơn so với giá trị P/E thấp. Ví dụ trong một trường hợp bạn mua cổ phiếu có P/E lớn hơn 15, bạn phải đảm bảo đây là một công ty thực sự chất lượng hoặc nên sử dụng phương pháp khác để định giá cổ phiếu.
Khi theo dõi chỉ số P/E trong chứng khoán bạn có thể truy cập các trang web như: cafef.vn hoặc vietstock.vn để xem P/E được tính sẵn, tuy nhiên giá trị này ở mỗi website sẽ có độ chênh lệch nhất định nhưng không đáng kể do có sự khác nhau đôi chút về thuật toán lập trình.
>> Xem thêm: CHỈ SỐ ROE LÀ GÌ? ỨNG DỤNG CÁCH TÍNH ROE HIỆU QUẢ
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của chỉ số P/E
Khi sử dụng P/E để đánh giá cổ phiếu, bạn cần phải hiểu lý do đằng sau mỗi sự biến động của chỉ số này. Dưới đây là những yếu tố ảnh hưởng đến P/E:
Thu nhập và giá của cổ phiếu đó
Dựa theo cách tính P/E thì thu nhập trên mỗi cổ phiếu và giá trị thị trường của cổ phiếu đó chính là yếu tố đầu tiên tác động đến chỉ số này. Khi giá thị trường cao và thu nhập thấp sẽ khiến P/E cao và ngược lại.
Điều kiện kinh tế
Các điều kiện kinh tế sẽ ảnh hưởng đến chỉ số này vì nó sẽ là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến thu nhập của doanh nghiệp và biến động của thị trường tài chính. Nếu trong trường hợp có sự tăng trưởng kinh tế và lạm phát thấp có thể làm tăng tỷ lệ P/E khi dòng tiền tăng cường chảy vào thị trường chứng khoán với kỳ vọng thu nhập trên mỗi cổ phiếu tăng trưởng mạnh mẽ.
Ngược lại trong trường hợp lãi suất tăng và mức chi tiêu của người tiêu dùng giảm sẽ dẫn để doanh thu bán hàng của một số doanh nghiệp giảm, điều này dẫn đến giá trị thu nhập trên mỗi cổ phiếu thấp và giảm nhu cầu của nhà đầu tư với cổ phiếu hoặc nhóm ngành cổ phiếu nào đó.
Các yếu tố ảnh hưởng đến P/E
Các chính sách về chi trả cổ tức
Chính sách chi trả cổ tức không làm ảnh hưởng đến giá trị lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu, nhưng nhiều nhà đầu tư sẵn sàng trả giá cao hơn cho những cổ phiếu nhận được cổ tức thường xuyên đặc biệt là trong thời điểm hiện tại lãi suất huy động thấp như hiện nay. Do đó P/E sẽ cao hơn đổi với những công ty có chính sách chi trả cổ tức tốt hơn.
Tiềm năng phát triển dài hạn của công ty đó
Nhiều nhà đầu tư sẽ sẵn sàng mua một cổ phiếu với mức định giá cao khi họ kỳ vọng về những sự tăng trưởng trong tương lai của doanh nghiệp: Sự phát triển về sản phẩm mới hay nhưng cải tiến trong quy trình sản xuất,…
>> Xem thêm bài viết “TỪ A-Z THÔNG TIN VỀ CHỈ SỐ ROA NHÀ ĐẦU TƯ CẦN NẮM CHẮC” của bePOS
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ xung quanh chủ đề chỉ số P/E, ngoài P/E thì còn rất nhiều những yếu tố khác có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Hãy cùng đón chờ ở những bài chia sẻ sắp tới của hocdautu247 và hãy chia sẻ bài viết đến bạn bè của mình nếu bạn thấy có ích nhé.
FAQ
Chỉ số P/E âm là gì?
Đây là một trong số những lưu ý khi phân tích chỉ số P/E trong chứng khoán. Vậy yếu tố khiến chỉ số P/E âm là gì? Chính là trong trường hợp lợi nhuận thu được trên mỗi cổ phiếu mang giá trị âm, điều này dẫn đến P/E cũng mang giá trị âm. Khi đó P/E không còn ý nghĩa kinh tế và bạn phải sử dụng công cụ đánh giá khác.
Cách định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E được tính toán theo công thức nào?
Chỉ số P/E là một trong những công cụ vô cùng quan trọng trong việc định giá cổ phiếu nhằm xác định được giá trị hợp lý của một cổ phiếu. Công định định giá cổ phiếu theo chỉ số P/E trong chứng khoán như sau:
Giá trị của cổ phiếu = Thu nhập trên mỗi cổ phiếu * P/E bình quân của ngành
Đối với phương pháp định giá này, có những ưu nhược điểm như sau:
Ưu điểm: Cách tính đơn giản, dễ tính toán và có thể có kết quả một cách nhanh chóng
Nhược điểm:
- Công thức có phụ thuộc vào giá trị thị trường của ngành, nếu đang bị đầu cơ sẽ có những sai lệch, ảnh hưởng đến việc định giá
- Phải lựa chọn được doanh nghiệp có mô hình tương đồng nhất định với doanh nghiệp mong muốn định giá.