Thứ Sáu, Tháng Ba 31, 2023
spot_imgspot_img
HomeTin tức khácGiá vốn hàng bán là gì? Cách tính giá vốn hàng bán...

Giá vốn hàng bán là gì? Cách tính giá vốn hàng bán chuẩn xác nhất

Giá vốn hàng bán là một trong những thuật ngữ quan trọng trong kinh doanh và đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu lợi nhuận và kiểm soát vận hành doanh nghiệp của bạn. Vậy Giá vốn hàng bán là gì? Hay có những công thức tính giá vốn hàng bán nào?… Hãy cùng hocdautu247 tìm hiểu trong bài viết dưới đây bạn nhé.

Giá vốn hàng bán là gì?

Giá vốn hàng bán là giá trị của hàng hóa bán đã được bán ra trong một khoảng thời gian cụ thể (trong một kỳ). Giá vốn hàng bán bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến quá trình trước khi sản phẩm được bán tới người tiêu dùng.

Vậy theo định nghĩa như trên giá vốn hàng bán bao gồm những gì? Đó là tất cả các giá trị cần thiết để sản phẩm sẵn sàng đến tay người mua hàng bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí quản lý, chi phí vận chuyển, và các chi phí liên quan khác,…Đối với từng loại hình công ty khác nhau thì sẽ có những cách định nghĩa  và cách tính giá vốn hàng bán khác nhau.

gia-von-hang-ban-la-gi

Giá vốn hàng bán là gì?

Ngoài ra, giá vốn của mỗi loại hàng hóa khác nhau còn thay đổi phụ thuộc vào các quy định cũng như cách tính toán của các doanh nghiệp cũng như các chi phí phát sinh khác theo hợp đồng với nhà cung cấp.

Tầm quan trọng của việc kiểm soát giá vốn hàng bán là gì?

Việc kiểm soát giá vốn vô cùng quan trọng vì những lý do dưới đây:

  • Theo như định nghĩa bên trên thì giá vốn sẽ phản ánh giá trị hàng hóa tại thời điểm bạn nhập hàng hóa đó vào kho hàng, từ đó bạn biết được biên độ lợi nhuận của từng sản phẩm và đưa ra chiến lược nhập hàng cũng như chiến lược kinh doanh phù hợp.
  • Quản lý được chi phí trong trường hợp thị trường biến động, dễ dàng đưa ra những lựa chọn thay thế cho những trường hợp phát sinh đột xuất.
  • Dễ kiểm soát hoặc những điều chỉnh sai lệch trong việc lập báo cáo kinh doanh.

kiem-soat-gia-von-hang-ban

Kiểm soát giá vốn hàng bán

>> Xem thêm: LÃI RÒNG LÀ GÌ? TỔNG HỢP KIẾN THỨC CẦN BIẾT VỀ LÃI RÒNG

Các phương pháp tính giá vốn hàng bán chính xác nhất

Dưới đây là các phương pháp tính giá vốn hàng bán phổ biến và thường hay được sử dụng:

Công thức FIFO –  Nhập trước xuất trước (First in – First out)

Cách tính này được hiểu là: Mặt hàng nhập trước sẽ thì được xuất ra trước và thường chỉ thích hợp với các doanh nghiệp có các sản phẩm có hạn sử dụng như: Các cửa hàng ăn uống, thực phẩm,… vì thường tương đối khó tính toán.

Ưu điểm  Nhược điểm
  • Cho ra những kết quả tương đối chính xác với thị trường nếu giá cả không biến động nhiều
  • Có được con số giá vốn cụ thể trong mỗi lần xuất hàng bán.
  • Kiểm soát được hạn sử dụng của sản phẩm, tránh hàng tồn kho bị quá hạn phải hủy bỏ.
  • Phức tạp trong việc tính toán và theo dõi
  • Lợi nhuận đôi khi sẽ có chênh lệch so với chi phí hiện tại nếu giá cả đầu vào có biến động lớn.

Công thức LIFO – Nhập hàng sau, xuất trước (Last in – First Out)

Trái ngược  lại FIFO, LIFO dựa theo nguyên lý nhập hàng sau xuất trước. Tức là những mặt hàng mới về kho nhất sẽ là sản phẩm đầu tiên được xuất đi. Hiện nay, LIFO ngày nay rất ít được sử dụng vì hạch toán theo phương pháp này định giá hàng tồn kho không còn chính xác tại thời điểm hạch toán.

Ưu điểm  Nhược điểm
  • Lợi nhuận tính toán sẽ sát với giá cả thị trường
  • Đầu kỳ dữ liệu sẽ khá tương thích và chính xác, tuy nhiên giá trị hàng tồn kho không chính xác
  • Khó tính toán và kiểm soát

>> Xem thêm: CÁCH TÍNH VÒNG QUAY HÀNG TỒN KHO CHUẨN XÁC, ĐƠN GIẢN NHẤT

Công thức Bình quân gia quyền

Phương pháp tính này được sử dụng để tính giá trị bình quân của hàng tồn kho. Đây cũng là công thức tính giá vốn hàng bán phổ biến nhất mà rất nhiều các doanh nghiệp lớn nhỏ đang sử dụng cũng như được cài đặt trong các phần mềm quản lý hàng hóa.

 Cách tính như sau: MAC (giá vốn bình quân) = (A + B)/C

Trong đó:

  • A – Tổng giá trị kho ban đầu = Giá trị tồn kho trước nhập * giá MAC trước nhập
  • B – Giá trị kho nhập mới = Tồn nhập mới * giá nhập kho đã phân bổ chi phí
  • C: Tổng tồn toàn bộ kho = giá trị kho ban đầu trước nhập + giá trị kho sau nhập.
Ưu điểm  Nhược điểm
  • Dễ tính toán 
  • Không quá phức tạp
  • Phải đợi đến cuối kỳ mới tính được giá vốn, đòi hỏi kế toán phải theo dõi khối lượng số liệu lớn.

Phương pháp hạch toán đích danh

Công thức này dùng để tính giá trị vốn thực tế của hàng hóa bán ra và phù hợp với các doanh nghiệp hàng hóa vật tư thường có sự biến động lớn về giá cả, khối lượng xuất kho nhiều.

Ưu điểm  Nhược điểm
  • Con số đưa ra chính xác với hàng hóa xuất kho
  • Công thức tính đơn giản và dễ tính toán phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ.
  • Nếu số lượng mặt hàng lớn thì sẽ rất cồng kềnh trong việc thống kê.

>> Xem thêm bài chia sẻ của bePOS về “9 BƯỚC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ”

Lời kết

Trên đây là khái niệm và các phương pháp tính giá vốn hàng bán cơ bản. Rất hy vọng bài viết sẽ đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc góp ý hãy thảo luận cùng hocdautu247 bằng cách để lại bình luận bên dưới bài viết này nhé.

FAQ

Những lưu ý khi quản lý giá vốn?

Những điều cần lưu ý khi tính toán và kiểm soát giá vốn:

  • Do có rất nhiều cách tính khác nhau nên bạn cần lựa chọn công thức tính giá vốn hàng bán phù hợp cho mình để đảm bảo tính nhất quán và tránh nhầm lẫn trong việc quản lý.
  • Việc tính toán giá vốn vô cùng quan trọng, cần thực hiện cẩn thận để tránh nhầm lẫn ảnh hưởng đến kết quả của báo cáo tài chính.
  • Khi tính toán giá vốn của hàng hóa cần lưu ý đến chi phí hư hỏng do bảo quản, cũng như hỏng hóc do vận chuyển
  • Kiểm soát và giảm thiểu việc gian lận trong khâu nhập xuất hàng hóa.

Khác nhau trong cách tính giá vốn hàng bán thương mại và sản xuất là gì? 

Sự khác nhau cơ bản trong cách tính giá vốn hàng bán thương mại và sản xuất nằm ở chi phí cấu thành lên giá vốn của hàng hóa đó.

  • Với các công ty thương mại (nghĩa là nhập sản phẩm hoàn thiện và bán lại), thì giá vốn được hiểu là các chi phí từ lúc ký hợp đồng mua hàng đến lúc hàng hóa được giao hàng và nhập kho đến công ty bạn, bao gồm: giá nhập hàng hóa từ các nhà cung cấp, lương nhân viên mua hàng, chi phí vận chuyển hàng hóa về kho, thuế, bảo hiểm vận chuyển hàng hóa,…
  • Với các công ty sản xuất (các công ty trực tiếp sản xuất hoặc gia công hoàn thiện sản phẩm) thì các chi phí cấu thành nên giá vốn sẽ có thêm những chi phí liên quan đến hoàn thiện sản xuất khác.
RELATED ARTICLES
- Advertisment -spot_img

Most Popular

Recent Comments