Lãi ròng được coi là thước đo lợi nhuận hiệu quả của doanh nghiệp, tổ chức. Khi nhắc đến khoản lợi nhuận của doanh nghiệp thì thường hay nhắc đến chỉ số này. Đây là lợi nhuận giữ lại sau khi trừ đi tất cả các chi phí liên quan và thuế. Hiểu về cách tính toán lợi nhuận ròng là kiến thức cơ bản và quan trọng để vận hành cũng như phát triển doanh nghiệp bền vững. Vậy lãi ròng hay thu nhập ròng là gì? Ý nghĩa của lãi ròng là gì? Cách tính lãi ròng như thế nào? Làm sao để tăng lãi ròng? Ở bài viết này, hocdautu247 sẽ giới thiệu những kiến thức chi tiết nhất về chỉ số này.
Các khái niệm cơ bản về lãi ròng
Lãi ròng hay lợi nhuận ròng là gì?
Lãi thuần và lãi ròng, hay còn gọi lợi nhuận ròng (Net Profit) là khoản tiền còn lại sau khi đã thanh toán chi phí về lãi suất, thuế, cổ tức ưu đãi và tất cả các khoản chi phí khác phát sinh trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian 1 năm.
Thành quả lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp lớn hơn 0 và càng lớn thì càng có lãi lớn. Ngược lại giá trị này nhỏ hơn 0 tức doanh nghiệp đang kinh doanh thua lỗ và cần có phương hướng hay kế hoạch kinh doanh mới cho doanh nghiệp, công ty.
Lợi nhuận ròng là gì?
Tỷ suất lợi nhuận ròng là gì?
Tỷ suất lợi nhuận ròng hay hệ số lãi ròng (Net Profit Margin) thể hiện lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh thu của doanh nghiệp. Tỷ suất này cho biết doanh nghiệp, công ty bán hàng có lãi hay chịu lỗ.
Tỷ suất lợi nhuận ròng = (Lợi nhuận ròng/Doanh thu thuần) x 100
Hệ số lãi ròng cũng như mức ổn định của chỉ số này khác nhau giữa các ngành khác nhau và phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế. Chỉ số này thường được tính theo năm tài chính hoặc theo quý để thấy rõ khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
Ý nghĩa của lãi ròng là gì?
Khái niệm lợi nhuận ròng cho thấy tầm quan trọng của chỉ số này trong đầu tư, kinh doanh và thường xuyên được nhắc đến.
- Lợi nhuận ròng được sử dụng để tính toán hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh tình hình tài chính, thể hiện việc bán hàng, kinh doanh có tốt không.
- Phục việc nghiên cứu, khả năng tái đầu tư và chi trả cổ tức. Các nhà phân tích sẽ nhìn vào phần trăm lợi nhuận ròng trên doanh thu, nếu tỷ lệ càng lớn chứng tỏ công ty ngày càng tăng trưởng, kinh doanh có lãi. Từ đấy, nhà đầu tư tin tưởng vào doanh nghiệp hơn.
- Thuế doanh nghiệp thường khá cao nên cần đánh giá dựa trên thu nhập ròng để tăng giá sản phẩm, bảo vệ lợi ích.
- Chỉ số này cũng giúp doanh nghiệp dễ dàng vay vốn. Các ngân hàng sẽ lấy khoản này làm chứng minh, sự tín nhiệm để quyết định việc cho doanh nghiệp tiếp tục vay vốn.
Ý nghĩa của lãi ròng là gì?
>> Xem thêm: TÌM HIỂU CHỈ SỐ GDP LÀ GÌ? TỔNG QUAN VỀ CHỈ SỐ GDP 2021
Cách tính lãi ròng
Công thức tính chỉ số này như sau:
Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu của doanh nghiệp – (30% chi phí hoạt động + 20% thuế thu nhập doanh nghiệp + 10% thuế giá trị gia tăng)
Trong đó:
- Tổng doanh thu của doanh nghiệp là số tiền còn lại sau khi đã trừ đi chi phí chiết khấu bán hàng và khoản tiền hoàn lại
- Tổng chi phí hoạt động bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí bán hàng, tiền vay kinh doanh, chi phí sản xuất, giao hàng, chi phí mua bán, tiền thuê nhà hoặc thuê đất, tiền lương người lao động,…
Ngoài ra, ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng của doanh nghiệp còn bao gồm các chi phí hoạt động khác (dao động mức dưới 5%). Vì thế, mức lợi nhuận ròng sẽ tăng lên khi doanh nghiệp giảm được các chi phí hoạt động xuống mức tối thiểu.
Cùng tìm hiểu qua bài tập tính lãi ròng: Giả sử công ty A có báo cáo thu nhập gồm những thông tin sau:
- Doanh thu: 100 tỷ
- Chi phí hoạt động kinh doanh: 23 tỷ
- Khoản thuế thu nhập doanh nghiệp: 16 tỷ
- Giá vốn hàng hóa: 10 tỷ
Vậy lợi nhuận ròng sẽ là 51 tỷ, hệ số lãi ròng là 51% và doanh nghiệp kiếm được 51% cho mỗi tỷ đồng thu được.
Cách tính lãi ròng và bài tập tính lãi ròng
>> Xem thêm: LẠM PHÁT LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT
Làm sao để tăng lãi ròng?
Đây là chỉ số quan trọng. Vậy làm sao để tăng lãi ròng? Doanh nghiệp cần ứng dụng những hoạt động sau:
- Nâng cao năng lực của nhân viên, năng lực sản xuất nhằm tạo nên những sản phẩm có giá trị cao, quy đổi thành tiền.
- Gia tăng quy mô sản xuất, tìm kiếm thị trường và nguồn khách hàng tiềm năng, mở rộng quy mô sản xuất, gia tăng nhân viên để sản phẩm tới tay khách hàng nhiều hơn, gia tăng doanh thu.
- Ứng dụng khoa học – công nghệ trong sản xuất kinh doanh nhằm tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm giá trị.
- Có phương án, kế hoạch dự phòng trong kinh doanh. Đó có thể hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực phụ, quy mô nhỏ hơn để hỗ trợ cho việc phát triển kinh doanh cốt lõi.
Làm sao để tăng lãi ròng?
>> Xem thêm bài viết “TỪ A-Z THÔNG TIN VỀ CHỈ SỐ ROA NHÀ ĐẦU TƯ CẦN NẮM CHẮC” của bePOS
Tổng kết
Lợi nhuận ròng là một trong những chỉ số quan trọng để để đánh giá năng lực của công ty, doanh nghiệp. Bài viết trên đã giới thiệu các khái niệm lãi thuần và lãi ròng, thu nhập ròng là gì? Tỷ suất lợi nhuận ròng là gì, cách tích và bài tập để tính lãi ròng cũng như cách để tăng lợi nhuận ròng. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn nắm được những kiến thức cần thiết và áp dụng hiệu quả. Chúc bạn thành công!
FAQ
Chi phí nào ảnh hưởng tới lợi nhuận ròng?
Chi phí duy trì hoạt động của doanh nghiệp: chi phí này càng thấp thì lợi nhuận ròng càng cao. Có thể giảm các chi phí hoạt động như phí thuê văn phòng, thuê đất, lãi suất vay vốn,… để có lợi nhuận ròng cao.
Thuế thu nhập doanh nghiệp: theo quy định của pháp luật thì không thay đổi được loại phí này.
Giá vốn của sản phẩm, dịch vụ: có thể tăng hay giảm phụ thuộc vào chi phí nhập hàng hoặc chi phí dịch vụ. Giá gốc của sản phẩm, dịch vụ còn phụ thuộc vào đơn vị cung cấp, chi phí vận chuyển; giá gốc như thế nào cũng thể hiện chất lượng của sản phẩm, dịch vụ.
Tỷ suất lợi nhuận ròng nên đạt tối thiểu là bao nhiêu?
Tỷ suất lợi nhuận ròng nên đạt tối thiểu là 15% mới là một kết quả tốt.