Trong lĩnh vực kinh doanh lưu trú, có rất nhiều chỉ số khác nhau cần điều chỉnh và quản trị để đảm bảo kinh doanh có lãi. Một trong số đó là ROI. Nếu bạn chưa biết ROI là viết tắt của từ gì? Chỉ số ROI là gì? Công thức tính ROI hiệu quả? Cách tính ROI của dự án như thế nào? Hãy cùng hocdautu247 tìm hiểu nhé!
Nhiều chủ khách sạn nhỏ, homestay hiện nay có thói quen tính ROI hàng tháng để biết kết quả kinh doanh như thế nào. Trước khi tìm hiểu cách tính ROI, chúng ta cần phải hiểu ROI là gì?
ROI là viết tắt của từ gì?
Liệu bạn có thắc mắc ROI là viết tắt của từ gì? Đó là Return On Investment là chỉ số tỷ suất hoàn vốn trong hoạt động kinh doanh nhằm mục đích đo lường – dự đoán hiệu quả đồng vốn đầu tư. Đây là một trong những chỉ số quan trọng trong việc quản trị kinh doanh homestay, khách sạn,…
Chỉ số ROI là gì?
Chỉ số ROI là viết tắt của Return on Investment – ROI là tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng các chi phí đầu tư. ROI rất có ích cho các mục tiêu kinh doanh của bạn khi đề cập đến cái gì đó cụ thể và phải đo lường được.
ROI
Công thức tính ROI là gì?
Công thức tính ROI:
ROI = Thu nhập ròng / Chi phí đầu tư
Hay ROI = Lợi nhuận đầu tư / Cơ sở đầu tư. Nếu bạn kiếm được 200.000 đô từ 10.000 đô, thì tỷ suất hoàn vốn (ROI) của bạn là 80%.
Công thức tính ROI (thu nhập ròng chia cho chi phí đầu tư) là tỷ lệ được sử dụng thường xuyên nhất. Điều quan trọng bạn cần lưu ý đó là:
- Khi một ai đó đưa ra kết luận ROI “Tốt hay xấu” hãy xem xét và yêu cầu họ làm rõ cách hoặc đo lường.
- Khi bạn đang tìm hiểu bất kể công thức nào về Tỷ suất lợi nhuận, cách đơn giản nhất là là lấy “lợi ích” chia “chi phí”.
Bây giờ, hocdautu247 sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và chi tiết hơn về ROI.
Mẹo nhỏ: Chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện khá nhiều các phép tính toán. Nhưng sẽ không quá khó đâu! Tôi sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết các cách ước tính lợi nhuận thu được!
>> Xem thêm bài viết “ROS LÀ GÌ? GIẢI ĐÁP MỌI THẮC MẮC XUNG QUANH ROS” của bePOS
Cách tính ROI của dự án kinh doanh dịch vụ lưu trú
Công thức để tính tỷ suất hoàn vốn ROI
Công thức tính tỷ suất hoàn vốn trên áp dụng cho bất kể các loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú nào: resort, khách sạn, homestay… hay với Airbnb. Trong trường hợp chi ra quá nhiều, trong khi thu vào không đủ bù, khiến cho lợi nhuận âm – thì tỷ suất hoàn vốn ROI cũng sẽ âm.
Tính tỷ suất hoàn vốn ROI cơ bản
Hiểu một cách cụ thể, nếu chỉ số ROI là +15% thì với 100 đồng vốn bỏ ra, mang lại cho bạn thêm 15 đồng; nhưng nếu ROI -15%, khi đó với 100 đồng bỏ ra, khiến bạn lại mất thêm 15 đồng vì tình hình kinh doanh kém.
Nhà đầu tư cung ứng dịch vụ lưu trú cũng có thể tính ROI dự kiến để cân nhắc đưa ra các quyết định đầu tư, điều chỉnh hoạt động kinh doanh cho hợp lý.
Cách tính lợi nhuận ròng
Để xác định được lợi nhuận ròng, bạn cần phải biết được doanh thu dự kiến và chi phí đầu tư.
Lợi nhuận ròng = Doanh thu dự kiến – Chi phí đầu tư
Về doanh thu dự kiến
Bạn nên chọn tỷ lệ kín phòng ở mức trung bình 66% vì hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú sẽ chịu tác động bởi yếu tố mùa vụ cao điểm và thấp điểm. Vào mùa cao điểm, tỷ lệ kín phòng có thể đạt mức 100% nhưng vào mùa thấp điểm du lịch, chỉ số này có thể sẽ hạ xuống 30%.
Vậy doanh thu dự kiến = Giá thuê phòng 1 đêm x số lượng phòng x 20 ngày/tháng x 12 tháng (20 ngày là 66% của 1 tháng có 30 ngày).
Đây chỉ là con số doanh thu dự kiến vì thực tế thì doanh thu sẽ chịu sự ảnh hưởng của 2 yếu tố là tỷ lệ kín phòng và giá thuê phòng 1 đêm.
Doanh thu dự kiến
Với những Host mới bắt đầu kinh doanh Airbnb hay trong mùa thấp điểm du lịch, nên áp dụng chiến lược giảm giá phòng để tăng tỷ lệ kín phòng. Chỉ khi vào các mùa cao điểm mới nên tăng giá để cải thiện doanh thu hiệu quả – tuy nhiên mức giá đó phải ở thấp hơn hoặc ngang mặt bằng chung của thị trường để không đánh mất đi chi phí cơ hội.
Về chi phí đầu tư
Mức chi phí đầu tư thường được dễ tính hơn bởi đó là tổng của các chi phí mặt bằng (nếu đi thuê lại), quản lý – nhân sự, trang thiết bị nội thất – cơ sở vật chất, điện – nước, thu mua thực phẩm – thức uống, thuế…
>> Xem thêm: TRUY TÌM THƯƠNG HIỆU NHƯỢNG QUYỀN CAFE LỢI NHUẬN CAO NHẤT 2022
Ví dụ cách tính ROI cho các trường hợp cụ thể
Ví dụ bạn đang kinh doanh Airbnb, thuê lại một căn nhà 10 phòng với giá thuê 60 triệu đồng/tháng (chi phí cố định), nếu khai thác hết công suất thì các loại chi phí khác vào khoảng 10 triệu đồng/ tháng.
- Nếu áp dụng tỷ lệ kín phòng 66% thì tổng chi phí = 60 + (10 x 66%) = gần 67 triệu đồng/tháng. Vậy tương ứng với 1 năm là khoảng 804 triệu đồng tiền chi phí đầu tư.
- Với mức giá thuê trung bình trên Airbnb là 500.000 đồng/đêm thì doanh thu tính được = 500 x 20 x 10 = 100 triệu đồng/tháng. Và doanh thu dự kiến tương ứng với 12 tháng là 1,2 tỷ.
- Lợi nhuận ròng dự kiến = Doanh thu – Chi phí = 1,2 tỷ – 804 triệu = 396 triệu đồng/năm
- Tỷ suất hoàn vốn:
Công thức ROI cho việc kinh doanh
Vào mùa thấp điểm du lịch, khi tỷ lệ kín phòng giảm xuống còn 30% thì lúc đó doanh thu tháng sẽ chỉ còn = 500k x 10 phòng x 30 ngày x 30% = 45 triệu đồng, tuy nhiên bạn sẽ vẫn phải trả số chi phí hàng tháng = 60 + 10 x 30% = 63 triệu đồng. Nếu không muốn bù lỗ 18 triệu đồng cho tháng đó (63 – 45 = 18), bạn cần phải:
⇒ Điều chỉnh giá phòng giảm 40% xuống còn 300.000 đồng/đêm
Với mức giá phòng ưu đãi này sẽ thu hút nhiều khách đặt phòng và khi đó, tỷ lệ kín phòng có thể được kéo lên mức 90%. Như vậy doanh thu tháng = 300k x 10 phòng x 30 ngày x 90% = 81 triệu. Tuy có ít hơn doanh thu dự kiến 100 triệu đồng/tháng nhưng thu được lợi nhuận = 81 – [60+(10 x 90%)] = 12 triệu đồng.
⇒ Điều chỉnh giá phòng giảm 20% xuống còn 400.000 đồng/đêm
Tương ứng doanh thu tháng thu được là 72 triệu đồng và khi trừ đi chi phí còn lại lợi nhuận được 6 triệu đồng/tháng
Bạn có thể thấy được mức chênh lệch khoảng tiền giữa không giảm giá phòng và giảm giá 40% là 30 triệu đồng (lỗ 18 triệu nếu không giảm giá + 12 lãi dự kiến nếu giảm 40%). Tương tự vậy, mức chênh lệch kinh tế giữa không giảm giá phòng và giảm giá 20% là 24 triệu đồng.
Do đó, nếu vào mùa thấp điểm, các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú cần chủ động, linh hoạt điều chỉnh giảm giá phòng xuống mức hợp lý để kéo tỷ lệ kín phòng lên, đảm bảo hoạt động của cơ sở kinh doanh dịch vụ đó vẫn có doanh thu.
Tổng kết
Kết thúc bài viết chắc hẳn bạn đã hiểu ROI là gì rồi phải không nào… Thực tế hiện nay có rất nhiều cách để tối ưu ROI cho các chiến lược khác nhau. Nhưng cốt lõi là bạn phải hiểu được sự quan trọng của ROI. Cũng như là cách sử dụng ROI để đánh giá một cách hiệu quả chiến lược kinh doanh của mình. Chúc bạn thành công!
>> Xem thêm: CÁC BƯỚC MỞ TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN BIDV MỚI NHẤT
FAQ
Khó khăn thường gặp phải khi đo lường ROI là gì?
- Không phải lúc nào cũng dễ dàng để đo lường được chỉ số Return on Investment một cách chính xác. Các khoản chi phí, đầu tư thường “chồng chéo với nhau” và gây nhiều khó khăn trong việc tính toán cũng như so sánh ROI giữa các chiến dịch.
- ROI marketing từ chiến dịch trước đó cũng có thể dùng làm cơ sở để phân bổ các hoạt động tiếp thị về sau này. Thế nhưng, các phép tính ROI lại không thể tính đến các tác động của các yếu tố bên ngoài dẫn đến hiệu quả của toàn bộ chiến dịch như: các sự kiện bất ngờ, vấn đề thời tiết hay bùng phát dịch bệnh,…
- Trung bình phải mất 5 – 10 điểm tiếp xúc (touchpoint) trước khi người tiêu dùng đi đến các quyết định mua hàng. Thách thức đặt ra cho các marketer cần hiểu tác động của từng touchpoint dẫn đến tổng thể chiến dịch như thế nào. Và để việc đo lường ROI marketing ở cấp độ chi tiết như thế này là điều không hề dễ dàng.