Thứ Sáu, Tháng Ba 31, 2023
spot_imgspot_img
HomeTin tức khácCông thức tính tỷ suất lợi nhuận chính xác cho doanh nghiệp

Công thức tính tỷ suất lợi nhuận chính xác cho doanh nghiệp

Tỷ suất lợi nhuận là chỉ số quan trọng của một doanh nghiệp và thường xuyên được đề cập đến trong các hoạt động tài chính. Các nhà đầu tư hay các nhà quản trị đều quan tâm đến chỉ số này. Vậy tỷ suất lợi nhuận là gì? Giá trị tỷ suất lợi nhuận bao nhiêu là hợp lý? Hay các công thức tỷ suất lợi nhuận?… Hãy cùng hocdautu247 tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Tỷ suất lợi nhuận là gì?

Tỷ suất lợi nhuận (TSLN) là tỷ số giữa mức lợi nhuận thu được với tổng số vốn (bao gồm cả vốn cố định và vốn lưu động) trong cùng một kỳ. Như vậy khi nhìn vào tỷ suất lợi nhuận, chúng ta có thể xác định tình hình sinh lời thực tế của công ty.

Có 2 loại TSLN  cơ bản:

  • Tỷ suất sinh lợi (ROS)
  • TSLN trên doanh thu (ROE và ROA)

 ty-suat-loi-nhuan-la-gi

Tỷ suất lợi nhuận là gì?

>> Xem thêm: LÃI RÒNG LÀ GÌ? TỔNG HỢP KIẾN THỨC CẦN BIẾT VỀ LÃI RÒNG

Công thức tính tỷ suất lợi nhuận chính xác nhất

Công thức tính tỷ suất lợi nhuận trên vốn

Tỷ suất sinh lời (hay còn gọi là tỷ suất lợi nhuận trên giá vốn) là tỉ số giữa tổng mức lợi nhuận có được và tổng vốn đầu tư trong một khoảng thời gian nhất định (Theo tháng, quý, năm,…)

Tỷ suất sinh lợi được chia làm 2 loại là tỷ suất sinh lời trên số vốn sở hữu và tỷ suất sinh lời trên tài sản, chi tiết được liệt kê trong bảng dưới đây:

Tỷ suất sinh lời trên số vốn sở hữu (kí hiệu: ROE) Tỷ suất sinh lời trên tài sản (kí hiệu: ROA)
Công thức (ROE) = (Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp : Tổng số vốn chủ sở hữu) x 100% Công thức: (ROA) = (Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp: Tổng tài sản trong kỳ) x 100%

Vì vậy để tính ROA chúng ta phải tính cả lãi suất của những khoản vay và thuế thu nhập doanh nghiệp. Có thể tính ROA bằng 2 cách dưới đây.

Cách 1: ROA = (EBIT – Lợi nhuận trước lãi vay và thuế : tổng tài sản) x 100%

Cách 2: ROA = [Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp  + lãi vay x (1 – thuế thu nhập doanh nghiệp)] : tổng tài sản] x 100%

Ý nghĩa: Chủ doanh nghiệp xác định được mức lợi nhuận thu về khi đầu tư vốn vào hoạt động kinh doanh. Ý nghĩa: ROA là chỉ số phản ánh được khả năng sinh lời của tổng tài sản gồm cả vốn chủ sở hữu và vốn vay. Từ đó, thể hiện tính hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp.

>> Xem thêm bài chia sẻ của bePOS về “THÔNG TIN VỀ CHỈ SỐ ROA NHÀ ĐẦU TƯ CẦN NẮM CHẮC”

Công thức tỷ suất lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số lợi nhuận trên doanh thu  cụ thể là  tỷ số  giữa lợi nhuận thu được trên tổng doanh thu trong một kỳ cố định.

Công thức tỷ suất lợi nhuận: ROS = (Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu) x 100%

Ý nghĩa và vai trò của tỷ suất lợi nhuận với doanh nghiệp và nhà đầu tư

Giá trị này là công cụ đo lường mức độ hiệu quả tương đối của doanh nghiệp, cụ thể như sau:

  • Trong trường hợp TSLN có giá trị dương, nghĩa là công ty đó đang kinh doanh có lãi.
  • Trong trường hợp TSLN âm, doanh nghiệp đó đã kinh doanh không có lãi, trong trường hợp này chủ doanh nghiệp cần xem xét và đưa ra phương án phù hợp.

phuong-phap-ty-suat-loi-nhuan-binh-quan

Phương pháp tỷ suất lợi nhuận bình quân so sánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Tuy nhiên, giá trị này được tính toán ra kết quả âm hay dương là chưa thể hiện được rõ mức độ hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà quản trị phải có cái nhìn tổng quát về bức tranh của toàn ngành, bằng cách sử dụng phương pháp tỷ suất lợi nhuận bình quân tức là so sánh TSLN của doanh nghiệp đó  trên giá trị bình quân toàn ngành từ đó mới biết được thực chất mức độ và năng suất làm việc của doanh nghiệp.

  • Đánh giá mức độ hoạt động kinh doanh và hiệu quả cũng như mức độ sinh lời của doanh nghiệp: Tùy theo TSLN là âm hay dương mà chủ doanh nghiệp có những cách thức điều chỉnh phù hợp với công ty của mình
  • Giúp chủ doanh nghiệp hoạch định chiến lược: Viêc các nhà quản trị đưa ra chiến lược sẽ phụ thuộc vào TSLN. Theo dõi được hiệu quả hoạt động trong thời gian đó có thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn, từ đó điều chỉnh lại chiến lược phù hợp hơn trong giai đoạn tiếp theo.

>> Xem thêm: LẠM PHÁT LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT

Lời kết

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp. Rất hy vọng bài viết sẽ mang lại cho các bạn những kiến thức hữu ích, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại bình luận bên phía dưới bài viết này nhé.

FAQ

Vậy tỷ suất lợi nhuận bao nhiêu là hợp lý?

Rất nhiều thắc mắc của bạn đọc rằng tỷ suất lợi nhuận bao nhiêu là hợp lý? Điều này cần được đánh giá tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, tuy nhiên bạn có thể dựa vào một số điểm sau đây để đánh giá:

  • Không so sánh TSLN giữa 2 ngành hay lĩnh vực khác nhau. Chúng sẽ có giá trị để so sánh với mức trung bình của một ngành bằng cách sử dụng phương pháp tỷ suất lợi nhuận bình quân.

Ví dụ: Khi so sánh hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng bằng tỷ suất lợi nhuận bình quân ngành 2020, ta nhận thấy OCB là ngân hàng có TSLN 2.6 % cao nhất so với mặt bằng tỷ suất lợi nhuận bình quân ngành 2020 từ đó ngân hàng OCB được đánh giá là một trong những ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất năm đó..

  • TSLN  từ 10% công ty sẽ bắt đầu được đánh giá cao
  • TSLN không chỉ cần cao mà còn cần có sự tăng trưởng ổn định. Một công ty sẽ được đánh giá cao khi giá trị này  tăng trong vòng 3-5 năm liên tiếp
  • Đôi khi TSLN âm chưa chắc đã là công ty thua lỗ, có thể công ty chủ động để kích cầu.

Đâu là công thức tính lợi nhuận sau thuế?

Công thức tính lợi nhuận sau thuế cụ thể như sau: 

Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp = Tổng doanh thu bao gồm thuế – Tổng chi phí – Thuế TNDN  (các con số trên được tính trong cùng một kỳ)

Nhìn vào công thức tính lợi nhuận sau thuế trên ta nhận thấy rằng những yếu tố ảnh hưởng đến Lợi nhuận sau thuế của một doanh nghiệp với cùng một mức doanh thu chỉ cần giảm chi phí và thuế thu nhập doanh nghiệp xuống thì lợi nhuận sau thuế sẽ tăng lên.

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí được tính như thế nào?

Ngoài các công thức tính TSLN bên trên, đôi khi chúng ta sẽ gặp tỷ suất lợi nhuận trên chi phí. Con số này phản ánh lợi nhuận thu được trên một đồng vốn bỏ ra.

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí =  (Tổng lợi nhuận trong kỳ/ Tổng chi phí phát sinh trong kỳ) * 100%

Nếu chỉ số này càng cao chứng tỏ lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trong khoảng thời gian đó so với chi phí bỏ ra càng lớn và  được sử dụng để so sánh với các doanh nghiệp trong ngành xem cao hay thấp và có phương án hay kế hoạch phù hợp cho thời gian sắp tới.

RELATED ARTICLES
- Advertisment -spot_img

Most Popular

Recent Comments